[FAQs] #32 - Establishing a Pharmaceutical Representative Office in Vietnam | Thành lập Văn phòng Đại diện Dược phẩm tại Việt Nam
- Van Pham LLC
- Mar 23
- 6 min read
Vietnam has become one of the fastest-growing pharmaceutical markets in the world, with a strong commitment to improving drug quality and expanding domestic production. As of 2024, the pharmaceutical market value has reached $8.6 billion per year, with a projected compound annual growth rate (CAGR) of 10.4% from 2022 to 2024. The country is implementing significant policy changes, including the National Pharmaceutical Strategy and amendments to the Pharmaceutical Law in 2025, aimed at boosting domestic production and reducing reliance on imported drugs. These developments present significant opportunities for international pharmaceutical companies looking to establish a presence in Vietnam through representative offices.

1. Why do foreign pharmaceutical companies open representative offices in Vietnam?
Strong market growth: Vietnam's pharmaceutical industry has grown rapidly, from approximately $2.7 billion in 2015 to over $7 billion in 2023, and is expected to exceed $10 billion by 2026. The prices of originator drugs and generic medicines in Vietnam are among the lowest in Southeast Asia.
Strict import and distribution regulations: Foreign companies need a local presence to work with regulatory authorities before registering their products.
Building partnerships: A representative office helps connect with distributors, hospitals, and healthcare organizations.
Marketing support and market research: A representative office can conduct promotional activities and customer research without establishing a subsidiary.
2. Can a pharmaceutical representative office sell products in Vietnam?
No. A representative office is not allowed to engage in commercial activities or sign business contracts.
It is only permitted to conduct market research, promote products, and support customers.
To import and distribute pharmaceuticals, the company must establish a business entity with pharmaceutical trading functions in accordance with Vietnamese law.
3. Process of opening a pharmaceutical representative office in Vietnam
Preparation of documents:
Business license of the parent company
Decision to appoint the head of the representative office
The parent company's latest financial statements
Registration documents as required by regulatory authorities
Submitting the application:
For the pharmaceutical industry, applications are submitted to the Ministry of Industry and Trade.
Processing time: Typically 7–15 working days if the documents are complete.
Procedures after obtaining the license:
Registering a company seal, tax code, and opening a bank account for administrative transactions.
4. Limitations of a pharmaceutical representative office in Vietnam
Cannot engage in commercial transactions or issue invoices.
Cannot directly participate in drug bidding.
Must comply with strict regulations on product promotion.
Subject to oversight by the Ministry of Health and other relevant authorities.
5. Do foreign pharmaceutical companies open representative offices in Vietnam?
Yes. Many international pharmaceutical companies from India, South Africa, Germany, and other countries have established representative offices to conduct market research and support customers.
6. Key considerations when opening a pharmaceutical representative office in Vietnam
Operational costs: Includes office rent, employee salaries, and administrative expenses.
Office location: Ho Chi Minh City and Hanoi are the two major pharmaceutical hubs.
Legal compliance: Companies must adhere to regulations on pharmaceutical promotion, market research, and partnerships with local entities.
With the Vietnamese government implementing new policies to prioritize domestic pharmaceutical production, 2025 marks a significant turning point for the industry. The introduction of new bidding regulations favoring local manufacturers meeting EU-GMP standards, along with the digital transformation of the pharmaceutical sector, will create both challenges and opportunities. Establishing a representative office is a crucial step for foreign companies to seize opportunities in this high-potential market, build their brand, and prepare for long-term growth in Vietnam.
----------------
Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường dược phẩm phát triển nhanh nhất thế giới, với cam kết mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng thuốc và mở rộng sản xuất trong nước. Tính đến năm 2024, giá trị thị trường dược phẩm đã đạt 8,6 tỷ USD mỗi năm, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) dự kiến đạt 10,4% từ năm 2022 đến 2024. Hiện cả nước có hơn 62.000 cơ sở bán lẻ, hơn 5.000 cơ sở bán buôn thuốc, 238 nhà máy sản xuất thuốc dược phẩm đạt tiêu chuẩn WHO-GMP, 17 nhà máy thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP (thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn châu Âu) và tương đương…Việt Nam đang thực hiện các thay đổi chính sách quan trọng, bao gồm Chiến lược Dược Quốc gia và sửa đổi Luật Dược vào năm 2025, nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và giảm sự phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu. Những phát triển này mang đến cơ hội lớn cho các công ty dược phẩm quốc tế muốn thiết lập sự hiện diện tại Việt Nam thông qua văn phòng đại diện.
1. Tại sao các công ty dược phẩm nước ngoài mở văn phòng đại diện tại Việt Nam?
Thị trường tăng trưởng mạnh: Ngành dược phẩm Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng, từ khoảng 2,7 tỷ USD năm 2015 lên hơn 7 tỷ USD năm 2023, và dự báo sẽ vượt 10 tỷ USD vào năm 2026. Giá thuốc biệt dược gốc và thuốc generic tại Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất khu vực Đông Nam Á.
Quy định nhập khẩu và phân phối chặt chẽ: Các công ty nước ngoài cần có sự hiện diện tại địa phương để làm việc với cơ quan quản lý trước khi đăng ký sản phẩm.
Xây dựng quan hệ đối tác: Văn phòng đại diện giúp kết nối với nhà phân phối, bệnh viện và các tổ chức y tế.
Hỗ trợ tiếp thị và nghiên cứu thị trường: Văn phòng đại diện có thể thực hiện các hoạt động quảng bá và nghiên cứu khách hàng mà không cần mở công ty con.
2. Văn phòng đại diện dược phẩm có được bán sản phẩm không?
Không. Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh hay ký kết hợp đồng thương mại.
Chỉ được thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm và hỗ trợ khách hàng.
Nếu muốn nhập khẩu và phân phối dược phẩm, công ty phải thành lập doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dược phẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Quy trình mở văn phòng đại diện dược phẩm tại Việt Nam như thế nào?
Chuẩn bị hồ sơ:
Giấy phép kinh doanh của công ty mẹ
Quyết định bổ nhiệm trưởng văn phòng đại diện
Báo cáo tài chính gần nhất của công ty mẹ
Hồ sơ đăng ký theo mẫu của cơ quan chức năng
Nộp hồ sơ:
Đối với ngành kinh doanh dược phẩm, hồ sơ được nộp tại Bộ Công Thương.
Thời gian xử lý: Thông thường từ 7 - 15 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ.
Sau khi được cấp phép:
Đăng ký con dấu, mã số thuế và mở tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch hành chính.
4. Những hạn chế khi mở văn phòng đại diện dược phẩm tại Việt Nam?
Không được kinh doanh hay xuất hóa đơn.
Không được tham gia đấu thầu thuốc trực tiếp.
Phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt về quảng bá sản phẩm.
Chịu sự quản lý của Bộ Y tế và các cơ quan liên quan.
5. Các công ty dược phẩm nước ngoài có mở văn phòng đại diện tại Việt Nam không?
Có, nhiều công ty dược phẩm quốc tế từ các nước như Ấn Độ, Nam Phi, Đức đã mở văn phòng đại diện để nghiên cứu thị trường và hỗ trợ khách hàng.
6. Những yếu tố cần cân nhắc khi mở văn phòng đại diện dược phẩm tại Việt Nam?
Chi phí vận hành: Bao gồm thuê văn phòng, nhân sự và các chi phí hành chính.
Vị trí đặt văn phòng: TP.HCM và Hà Nội là hai trung tâm lớn trong ngành dược phẩm.
Tuân thủ pháp lý: Cần hiểu rõ các quy định về quảng bá dược phẩm, nghiên cứu thị trường và hợp tác với đối tác địa phương.
Với việc Chính phủ Việt Nam thực hiện các chính sách mới nhằm ưu tiên sản xuất dược phẩm trong nước, năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành dược. Việc áp dụng quy định đấu thầu mới ưu tiên các nhà sản xuất đạt chuẩn EU-GMP trong nước, cùng với quá trình chuyển đổi số ngành dược, sẽ tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội. Việc mở văn phòng đại diện là bước đi quan trọng giúp các công ty nước ngoài nắm bắt cơ hội trong thị trường đầy tiềm năng này, xây dựng thương hiệu và chuẩn bị cho sự phát triển dài hạn tại Việt Nam.
Reference Sources:
Comments